Luật sư của bà Trương Mỹ Lan đề nghị xử lý ‘trend tìm kho báu’: Ai còn chế 673 nghìn tỷ ngoài biển thì xác định vào t.ù

Luật sư của bà Trương Mỹ Lan đề nghị xử lý ‘trend tìm kho báu’: Ai còn chế 673 nghìn tỷ ngoài biển thì xác định vào t.ù

Người khơi mào cho xu hướng rầm rộ trên mạng xã hội về “tìm kho báu 673.000 tỷ bà Trương Mỹ Lan để ngoài biển” có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự tuỳ vào mức độ vi phạm.

Những ngày qua trên mạng xã hội rầm rộ xu hướng “ra khơi đi tìm kho báu”. Nguyên do được cho xuất phát từ video chế “bà Trương Mỹ Lan nói để 673.000 tỷ đồng ở ngoài biển”. Dù thực hư thông tin này chưa được kiểm chứng nhưng nhiều cư dân mạng đã “đu trend”, ghép hình, đăng tải video “ra khơi” nhận về nhiều sự chú ý, tương tác.

Theo thông tin trên báo Pháp luật TP.HCM, mới đây luật sư bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan đã có đơn đề nghị xử lý hành vi vi phạm Luật An ninh mạng với tổ chức, cá nhân liên quan đến sự việc này.

“Trend” ra khơi tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan rầm rộ trên mạng xã hội

Theo đó sau phiên tòa sơ thẩm của TAND TP.HCM xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan thì xuất hiện đoạn video lồng ghép, xuyên tạc hội thoại giữa chủ toạ phiên tòa và bà Trương Mỹ Lan. Đoạn video sau đó nhanh chóng “gây sốt” trên mạng xã hội, tạo “trend” tìm kiếm kho báu được nhiều người chia sẻ.

Dù là video cắt ghép nhưng được thực hiện công phu, bài bản, tạo dư luận xấu làm giảm sự uy nghiêm của toà án. Phía luật sư khẳng định không có việc bà Trương Mỹ Lan nói 673.000 tỷ đồng ở ngoài biển. Đây là số tiền được Hội đồng xét xử tính toán sau khi xét xử và nêu trong phần tuyên án.

Luật sư của bà Trương Mỹ Lan đề nghị xử lý người tung tin bà Trương Mỹ Lan để 673.000 tỷ đồng dưới biển

Hành vi này vi phạm điều cấm theo luật An ninh mạng ở điểm d khoản 1, Điều 8 (thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác); và điểm a, b, khoản 3, khoản 5 Điều 16 Luật An ninh mạng (thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác…).

Rất nhiều hội nhóm lập ra để “ra khơi tìm kho báu” với rất nhiều người tham gia

Theo Nghị định 15/2020 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022). Mức phạt như sau:

Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Phạt từ 20 – 30 triệu đồng với hành vi thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật. Lưu ý mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức vi phạm, trường hợp cá nhân vi phạm mức phạt sẽ bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức.

Tổ chức, các nhân vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự tuỳ theo mức độ nghiêm trọng

Ở mức độ nghiêm trọng hơn người có hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội vu khống theo quy định tại Điều 156 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Khung hình phạt thấp nhất là phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ 3 tháng 1 một năm.

Hoặc cũng có thể bị xử lý hình sự về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 331 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Khung hình phạt thấp nhất của tội này là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

admin